Bảng phiên âm IPA

1. Bảng IPA là gì ?

IPA là “International Phonetic Alphabet” – Bảng Phiên âm Quốc tế, là hệ thống chữ viết tượng hình dùng để biểu diễn âm thanh và ngữ âm của các ngôn ngữ. Nó không giống bảng chữ cái thông thường và bao gồm 44 âm (20 nguyên âm và 24 phụ âm). Bằng cách sử dụng IPA, ta có thể tìm hiểu cách phát âm và nhấn trọng âm chuẩn của từ vựng. Bảng IPA giúp phân biệt âm, nguyên âm, phụ âm, âm đôi và dấu trọng âm của từ.

2.Mục đích sử dụng IPA ?

  1. Phân biệt âm thanh: IPA giúp phân biệt các âm thanh trong ngôn ngữ, đặc biệt là trong trường hợp có sự khác biệt giữa các âm tiết và nguyên âm.
  2. Dạy và học phát âm: Trong việc dạy và học phát âm, IPA hỗ trợ việc giảng dạy phát âm chuẩn xác hơn và giúp người học có thể điều chỉnh phát âm của họ.
  3. Phát triển từ điển: IPA là công cụ quan trọng trong việc viết các từ trong từ điển một cách chính xác về phát âm và phân loại âm.

3. Cấu trúc của IPA

Gồm các ký hiệu đặc biệt để biểu thị âm thanh và ngữ âm, không giống bảng chữ cái thông thường.

Các loại âm :

       Nguyên âm: Tiếng mở, tiếng đóng, tiếng giữa v.v.

       Phụ âm: Phụ âm đơn, phụ âm kép, phụ âm đặc biệt v.v.

4. Cách đọc chi tiết các âm trong bảng phiên âm IPA

Bảng IPA có 44 âm trong đó có 20 nguyên âm và 24 phụ âm.

Nguyên âm là những âm thanh được tạo ra bởi dao động của thanh quản khi phát ra luồng khí từ phổi lên môi mà không bị cản trở bởi các cơ quan phát âm khác trong đường hô hấp.

Nguyên âm có thể đứng riêng hoặc kết hợp cùng các phụ âm để tạo thành tiếng – trên mặt chữ là các từ.

Dựa theo âm từ thanh quản nên khi phát âm, bạn cần cử động lưỡi,môi, lấy hơi để phát âm chuẩn.

Nguyên âm đơn

 

/i:/

Là âm i dài, khi phát âm “i” dài, môi được mở rộng hai bên, giống như đang mỉm cười nhẹ. Điều này giúp tạo ra không gian trong miệng để cho luồng khí di chuyển một cách tự do từ thanh quản lên môi mà không bị cản trở. Lưỡi được đặt cao lên trong khoang miệng, gần với vòm miệng, để tạo ra âm thanh “i” dài một cách chính xác.

Ex: sea /siː/, green /ɡriːn/

 

/ɪ/

 

Đây là âm i ngắn, phát âm giống âm “i” của tiếng Việt nhưng ngắn hơn, bật nhanh.Âm “i” kéo dài nằm trong khoang miệng, môi mở sang hai bên như mỉm cười, lưỡi hạ thấp mà không tiếp xúc với răng trên, giúp tạo ra âm thanh “i” kéo dài chính xác.

Ex: his /hiz,  kid /kɪd

/ʊ/

Khi phát âm “u” ngắn, không dùng môi mở rộng, nhưng thay vào đó, đẩy hơi rất ngắn từ cổ họng. Môi hơi tròn để tạo ra âm thanh “u” ngắn và lưỡi hạ thấp mà không tiếp xúc với răng trên.

Ex: good /ɡʊd/, put /pʊt/ 

 /u:/

Khi phát âm “u” dài, âm thanh phát ra từ khoang miệng mà không có sự thổi hơi ra, kéo dài âm “u” ngắn. Môi được tròn lại để tạo ra âm thanh “u” dài, và lưỡi nâng cao lên, nhưng không chạm vào vòm miệng hoặc răng trên.

Ex: goose /ɡuːs/, school /sku:l/

/e/

Nguyên âm “e” tương tự như âm “e” trong tiếng việt, nhưng cách phát âm ngắn hơn. Khi phát âm “e”, môi được mở rộng sang hai bên rộng hơn so với âm /ɪ/ và lưỡi hạ thấp hơn so với âm /ɪ/.

Ex: bed /bed/ , head /hed/

 /ə/

Âm “ơ” ngắn tương tự như âm “ơ” trong tiếng Việt, nhưng cách phát âm ngắn hơn và nhẹ hơn. Khi phát âm “ơ” ngắn, môi được hơi mở rộng, tạo ra âm thanh “ơ” ngắn. Lưỡi được thả lỏng, không nâng cao hoặc hạ thấp đáng kể.

Ex: banana /bəˈnɑːnə/, doctor /ˈdɒktə(r)/

 /ɜ:/

Âm “ơ” dài được phát âm bằng cách bắt đầu với âm /ə/ và sau đó cong lưỡi lên, phát âm từ trong khoang miệng. Khi phát âm “ơ” dài, môi được hơi mở rộng, tạo ra âm thanh “ơ” dài. Lưỡi cong lên và chạm vào vòm miệng khi kết thúc âm, tạo nên âm thanh “ơ” dài chính xác.

Ex: burn /bɜːn/, birthday /ˈbɜːθdeɪ/

/ɔ:/

Âm “o” dài được phát âm bắt đầu giống như âm “o” trong tiếng Việt, nhưng sau đó cong lưỡi lên và chạm vào vòm miệng khi kết thúc âm. Điều này tạo ra một âm thanh “o” dài chính xác, không phát âm từ khoang miệng.

Ex:  ball /bɔːl/, law /lɔː/

 /æ/

Âm “a” bẹt có cảm giác giữa âm “a” và “e”, nhưng âm này có cảm giác bị nén xuống. Khi phát âm “a” bẹt, miệng mở rộng và môi dưới hạ thấp xuống. Lưỡi hạ rất thấp, gần với đáy miệng.

Ex: trap /træp/, bad /bæd/

 /ʌ/

Âm “ʌ” có cảm giác giữa âm “ă” và “ơ” của tiếng Việt, nhưng âm này gần với âm “ă” hơn. Khi phát âm “ʌ”, miệng được thu hẹp lại và môi mở một cách nhẹ nhàng, tạo ra sự hơi ra khi phát âm. Lưỡi được hơi nâng lên cao, nhưng không tiếp xúc với vòm miệng.

Ex: come /kʌm/, love /lʌv/

 /ɑ:/

Âm “a” dài được phát ra từ khoang miệng, kéo dài hơn âm “a” ngắn và không có sự thay đổi đáng kể trong cách phát âm. Khi phát âm “a” dài, miệng được mở rộng, tạo ra âm thanh mở và kéo dài. Lưỡi được hạ thấp, gần với đáy miệng, không tiếp xúc với vòm miệng.

Ex: start /stɑːt/, father /ˈfɑːðə(r)/

 /ɒ/

Âm “o” ngắn tương tự âm “o” trong tiếng Việt, nhưng phát âm ngắn hơn và thường xuất hiện trong các từ có vần ngắn. Khi phát âm “o” ngắn, môi được hơi tròn lại, tạo ra âm thanh mở và ngắn. Lưỡi được hạ thấp, gần với đáy miệng, không tiếp xúc với vòm miệng.

Ex: hot /hɒt/, box /bɒks/

Nguyên âm đôi

 /ɪə/

Âm đôi /ɪə/ bắt đầu với âm /ʊ/ và sau đó chuyển dần sang âm /ə/. Khi phát âm /ɪə/, môi được mở rộng dần nhưng không quá rộng. Lưỡi được đẩy dần ra về phía trước khi kết thúc âm.

Ex: near /nɪə(r)/, here /hɪə(r)/

/eɪ/

Âm đôi /eɪ/ bắt đầu bằng cách phát âm âm /e/ và sau đó chuyển dần sang âm /ɪ/. Khi phát âm /eɪ/, môi được dẹt dần sang hai bên. Lưỡi hướng dần lên trên, tạo ra âm thanh chuyển từ âm /e/ sang âm /ɪ/.

Ex: face /feɪs/, day /deɪ/

 /ʊə/

Âm đôi /ʊə/ bắt đầu bằng cách phát âm như “uo” và sau đó chuyển sang âm giữa /ə/. Khi bắt đầu, môi mở khá tròn, hơi bè, hướng ra ngoài, và mặt lưỡi được đưa vào phía trong khoang miệng và hướng lên gần ngạc trên. Ngay sau đó, miệng hơi mở ra và lưỡi lùi về giữa khoang miệng để chuyển sang âm /ə/.

Ex: sure /∫ʊə(r)/ ,  tour /tʊə(r)

/ɔɪ/ 

Âm đôi /ɔɪ/ bắt đầu bằng cách phát âm âm /ɔ:/ và sau đó chuyển dần sang âm /ɪ/. Khi phát âm /ɔɪ/, môi được dẹt dần sang hai bên. Lưỡi được nâng lên và đẩy dần về phía trước để chuyển từ âm /ɔ:/ sang âm /ɪ/.

Ex: choice /tʃɔɪs/, boy /bɔɪ/

/əʊ/

Âm đôi /əʊ/ bắt đầu bằng cách phát âm âm /ə/ và sau đó chuyển dần sang âm /ʊ/. Khi bắt đầu, môi từ hơi mở đến hơi tròn, và lưỡi lùi dần về phía sau để chuyển từ âm /ə/ sang âm /ʊ/.

Ex: goat /ɡəʊt/, show /ʃəʊ/

 /eə/

Âm đôi /ɪə/ bắt đầu bằng cách phát âm âm /e/ và sau đó chuyển dần sang âm /ə/. Khi phát âm /ɪə/, môi hơi thu hẹp và lưỡi thụt dần về phía sau để chuyển từ âm /e/ sang âm /ə/.

Ex: near /nɪə(r)/, here /hɪə(r)/

 /aɪ/

Âm đôi /aɪ/ bắt đầu bằng cách phát âm âm /ɑ:/ và sau đó chuyển dần sang âm /ɪ/. Khi phát âm /aɪ/, môi dẹt dần sang hai bên. Lưỡi được nâng lên và hơi đẩy dần về trước để chuyển từ âm /ɑ:/ sang âm /ɪ/.

Ex: nice /naɪs/, try /traɪ/

/aʊ/

Âm đôi /aʊ/ được phát âm bằng cách bắt đầu với âm /ɑ:/ và sau đó chuyển dần sang âm /ʊ/. Khi phát âm /aʊ/, môi tròn dần lại để tạo ra âm thanh giữa âm /ɑ:/ và âm /ʊ/. Lưỡi hơi thụt về phía sau khi phát âm âm /aʊ/.

Ex:mouth/maʊθ/, cow /kaʊ/

Phụ âm là những âm phát ra từ thanh quản lên môi bị cản trở bởi các yếu tố như răng, môi va chạm, lưỡi cong chạm môi, và các vị trí khác trong miệng. Điều này tạo ra các âm thanh khác nhau và đóng vai trò quan trọng trong việc tạo thành các từ và âm thanh đa dạng trong lời nói. Phụ âm không thể tồn tại độc lập mà phải kết hợp với nguyên âm để tạo thành các từ và ngữ cảnh trong ngôn ngữ.

Có 24 phụ âm

/p/

Âm “p” trong tiếng Anh phát âm gần giống âm “P” của tiếng Việt. Khi phát âm “p”, hai môi chặn luồng không khí trong miệng, sau đó bật ra tạo âm thanh. Đây là một phụ âm không thanh, tức là dây thanh quản không rung khi phát âm âm này.

Ex: pen /pen/, copy /ˈkɒpi/

/b/

Âm “b” trong tiếng Anh được phát âm tương tự như âm “B” trong tiếng Việt. Khi phát âm “b”, hai môi chặn luồng không khí trong miệng, sau đó bật ra tạo âm thanh. Âm này là một phụ âm thanh, tức là dây thanh quản rung nhẹ khi phát âm âm này.

Ex: back /bæk/, job /dʒɒb/

/t/

Âm “t” trong tiếng Anh phát âm giống với âm “T” trong tiếng Việt, nhưng có thể bật hơi mạnh hơn. Khi phát âm, bạn đặt đầu lưỡi dưới nướu, sau đó bật luồng khí ra để đầu lưỡi chạm vào răng cửa dưới. Hai răng khít chặt, mở luồng khí thoát ra, nhưng không có rung dây thanh quản.

Ex: tea /tiː/, tight /taɪt/

/d/

Âm “d” trong tiếng Anh phát âm tương tự âm /d/ trong tiếng Việt, nhưng có thể bật hơi mạnh hơn. Khi phát âm, bạn đặt đầu lưỡi dưới nướu, sau đó bật luồng khí ra để đầu lưỡi chạm vào răng cửa dưới. Hai răng khít chặt, mở luồng khí thoát ra và tạo độ rung cho dây thanh quản.

Ex: day /deɪ/, ladder /ˈlædə(r)/

/t∫/

Âm “ʧ” trong tiếng Anh, còn gọi là âm “ch” trong tiếng Việt, phát âm tương tự như khi phát âm “ch”. Khi phát âm “ʧ”, môi hơi tròn và khi luồng khí thoát ra thì môi tròn nửa. Lưỡi thẳng và chạm vào hàm dưới, để khí thoát ra trên bề mặt lưỡi mà không ảnh hưởng đến dây thanh.

Ex: church /ʧɜːʧ/, match /mætʃ/

/dʒ/

Âm “ʤ” trong tiếng Anh, tương tự như âm “dʒ” trong tiếng Việt, phát âm giống với âm /tʃ/ nhưng có rung dây thanh quản. Khi phát âm “ʤ”, môi hơi tròn và khi luồng khí thoát ra thì môi nửa tròn, lưỡi thẳng và chạm hàm dưới để luồng khí thoát ra trên bề mặt lưỡi, và có rung dây thanh quản.

Ex: age /eiʤ/, gym /dʒɪm/

/k/

Âm “k” trong tiếng Anh, tương tự như âm “K” trong tiếng Việt, phát âm giống nhưng có thể bật hơi mạnh hơn bằng cách nâng phần sau của lưỡi, chạm vào ngạc mềm và hạ thấp khi luồng khí mạnh bật ra. Điều này không tác động đến dây thanh quản.

Ex: key /ki:/, school /sku:l/

/g/

Âm “ɡ” trong tiếng Anh phát âm giống âm “G” trong tiếng Việt. Khi đọc, bạn nâng phần sau của lưỡi, chạm vào ngạc mềm, hạ thấp khi luồng khí mạnh bật ra sao cho rung dây thanh.

Ex:  get /ɡet/, ghost /ɡəʊst/

/f/

Âm “f” trong tiếng Anh phát âm tương tự âm “PH” trong tiếng Việt. Khi phát âm, hàm trên chạm nhẹ vào môi dưới.

Ex: fat /fæt/, coffee /ˈkɒfi/

/v/

Âm “v” trong tiếng Anh phát âm giống âm “V” trong tiếng Việt. Khi phát âm, hàm trên sẽ chạm nhẹ vào môi dưới.

Ex: view /vjuː/, move /muːv/

/ð/

Âm “ð” trong tiếng Anh được phát âm bằng cách đặt đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng, để luồng khí thoát ra giữa lưỡi và hai hàm răng, và dây thanh quản rung.

Ex: this /ðɪs/, other /ˈʌðə(r)/

/θ/

Âm “θ” trong tiếng Anh phát âm bằng cách đặt đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng, để luồng khí thoát ra giữa lưỡi và hai hàm răng, và không có rung dây thanh quản.

Ex: thin /θɪn/, path /pɑːθ/

/s/

Âm “s” trong tiếng Anh phát âm tương tự âm “S” trong tiếng Việt. Khi phát âm, bạn để lưỡi đặt nhẹ lên hàm trên, ngạc mềm nâng, và luồng khí thoát từ giữa mặt lưỡi và lợi, không tạo rung dây thanh quản.

Ex: soon /suːn/, sister /ˈsɪstə(r)/

/z/

Âm “z” trong tiếng Anh phát âm tương tự âm “Z” trong tiếng Việt. Khi phát âm, bạn để lưỡi đặt nhẹ lên hàm trên, ngạc mềm nâng, và luồng khí thoát từ giữa mặt lưỡi và lợi, tạo rung dây thanh quản.

Ex: zero /ˈzɪərəʊ/, buzz /bʌz/

/∫/

Âm “ʃ” trong tiếng Anh phát âm tương tự âm “x” trong tiếng Việt. Khi phát âm, môi chu ra và hướng về phía trước, đồng thời môi tròn. Mặt lưỡi chạm lợi hàm trên và nâng phần phía trước của lưỡi lên.

Ex: ship /ʃɪp/, sure /ʃɔː(r)/

/ʒ/

Âm “ʒ” trong tiếng Anh phát âm tương tự như âm “dʒ” trong tiếng Việt. Khi phát âm, môi chu ra, hướng về phía trước và tròn môi. Mặt lưỡi chạm lợi hàm trên và nâng phần phía trước của lưỡi lên để tạo âm thanh rung dây thanh quản.

Ex: pleasure /’pleʒə(r), vision /ˈvɪʒn/

/m/

Âm “m” trong tiếng Anh phát âm giống âm “M” trong tiếng Việt. Khi phát âm, hai môi ngậm lại, và luồng khí thoát ra bằng mũi.

Ex: money /ˈmʌn.i/ mean /miːn/

/n/

Đọc như âm N nhưng khi đọc thì  môi hé, đầu lưỡi chạm lợi hàm trên, chặn để khí phát ra từ mũi.

Ex: nice /naɪs/, sun /sʌn/

/ŋ/

Âm “ŋ” trong tiếng Anh phát âm giống âm “NG” trong tiếng Việt. Khi phát âm, bạn chặn khí ở lưỡi, môi hé, và khí phát ra từ mũi. Đồng thời, môi hé, thanh quản rung, và phần sau của lưỡi nâng lên và chạm vào ngạc mềm.

Ex: ring /riŋ/, long /lɒŋ/

/h/

Âm “h” trong tiếng Anh phát âm giống âm “H” trong tiếng Việt. Khi phát âm, môi hé nửa, lưỡi hạ thấp để khí thoát ra, và thanh quản không rung.

Ex: hot /hɒt/, behind /bɪˈhaɪnd/

/l/

Âm “l” trong tiếng Anh phát âm bằng cách cong lưỡi từ từ, chạm răng hàm trên, và thanh quản rung. Môi mở rộng hoàn toàn, đầu lưỡi cong lên từ từ và đặt vào môi hàm trên.

Ex:  light /laɪt/, feel /fiːl/

/r/

Âm “r” trong tiếng Anh phát âm bằng cách cong lưỡi vào trong, môi tròn, và hơi chu về phía trước. Khi luồng khí thoát ra, lưỡi thả lỏng và môi tròn mở rộng.

Ex: right /raɪt/, sorry /’sɒri/

/w/

Âm “w” trong tiếng Anh phát âm bằng cách môi tròn, hướng về phía trước, và lưỡi thả lỏng. Khi luồng khí phát ra, môi mở rộng và lưỡi vẫn thả lỏng.

Ex: wet /wet/, win /wɪn/

/j/

Âm “j” trong tiếng Anh phát âm bằng cách nâng phần trước của lưỡi lên gần ngạc cứng, đẩy khí thoát ra giữa phần trước của lưỡi và ngạc cứng mà không tạo tiếng ma sát của luồng khí, làm rung dây thanh quản ở cổ họng. Môi hơi mở. Khi luồng khí phát ra, môi mở rộng và phần giữa của lưỡi hơi nâng lên và thả lỏng.

Ex: yes /jes/ , use /ju:z/

Video hưỡng dẫn cụ thể bảng phát âm IPA: